KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Hiện tại là thời điểm bà con bón phân cho lúa và chuẩn bị bón phân đốn đòng. Để việc sử dụng phân bón đạt hiệu quả trong điều kiện thời tiết nắng nóng, hạn hán kéo dài, nhất là hạn không khí, đề nghị bà con nông dân cần nắm những đặc điểm sau đây:

Kỹ thuật bón phân cho lúa

Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh

Lúa là cây lương thực quan trọng nhất, chiếm diện tích và sản lượng cao nhất. Ở nước ta, lúa có thể trồng được ở các vùng miền khác nhau ở nước ta nhưng được trồng nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng ven biển miền Trung.
Lúa là cây trồng hằng năm, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất phù sa, đất phèn, đất xám, đất cát. Lúa là cây trồng ưa nước, nhiệt độ thích hợp với lúa từ 20-30oC. Cây lúa có thể trồng được ở tất cả các thời vụ nhưng thường có 2 vụ lúa chính trong năm là vụ lúa Đông Xuân và vụ lúa Hè Thu.Tùy thuộc vào đặc điểm sinh trưởng của các giống lúa, người ta chia thành các giống lúa: các giống lúa mùa (>140 ngày), các giống lúa trung mùa (105-140 ngày) và các giống lúa ngắn ngày (<105 ngày).

Cây lúa có thể được gieo cấy với các hình thức khác nhau: sạ (sạ ướt, sạ khô, sạ ngầm) hoặc cấy (mạ ruộng, mạ sân, mạ khay, …). Hình thức sạ ướt (sạ thường) là phương thức gieo trồng lúa phổ biến nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Nhu cầu dinh dưỡng

Cây lúa cần cả 3 nhóm dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng, trong đó các chất đa lượng như đạm, lân và kali.

Cây lúa cần đạm trong suốt quá trình sinh trưởng nhưng lượng đạm cây cần nhiều nhất là ở giai đoạn cây con, đẻ nhánh và làm đòng. Cây lúa cần nhiều lân ở giai đoạn đầu sinh trưởng (cây con và đẻ nhánh). Đối với kali, cây lúa cần nhiều ở các giai đoạn cây con, làm đòng và trỗ.

Các nguyên tố trung và vi lượng tuy cây lúa cần với lượng ít hơn nhưng lại rất cần cho cây lúa sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là các chất Si, Ca, Mg, Bo, …

Theo Dobermann và Fairhurst (2000), để có năng suất 10 tấn lúa/ha, cây đã lấy đi từ đất trung bình 175kg N, 30kg P2O5 và 170kg K2O, 0.5kg Zn, 18kg S, 800kg Si, 35kg Mg, 40kg Ca, 5kg Fe, 5kg Mn, 0.12kg Cu, 0.15kg B.

Kỹ thuật bón phân cho lúa

* Phân bón gốc:

Lượng phân bón cho lúa tùy thuộc vào giống lúa, mùa vụ và loại đất. Bảng dưới đây trình bày cách bón phân cho lúa ngắn ngày trên một số loại đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Loại đất Đợt bón
Bón lót

(Trước sạ)

Thúc 1: Cây con

(7-12 NSS)

Thúc 2: Đẻ nhánh

(18-22 NSS)

Thúc 3: Làm đòng

(40-45 NSS

Đất xám

(85-60-60)

150 kg lân super 30 kg DAP

20 kg Urê

50 kg NPK30-9-9TE

40 kg KCl.

50 kg DAP

50 kg Urê

 

40 kg Urê

50 Kg CanNiBo

50 kg KCl

Đất phèn nặng

(90-95-30)

300 kg lân nung chảy 50 kg DAP

20 kg Urê

50 kg NPK30-9-9TE

 

50 kg DAP

50 kg Urê

 

40 kg Urê

50 Kg CanNiBo

50 kg KCl

Đất phèn nhẹ hoặc đất phù sa

(80-70-45)

200 kg lân super 30 kg DAP

50 kg NPK30-9-9TE

20 kg KCl.

50 kg DAP

50 kg Urê

 

50 kg Urê

50 Kg CanNiBo

50 kg KCl

* Phân bón lá:

Cây lúa có thể hấp thu nhanh và hiệu quả các chất dinh dưỡng qua lá. Phun phân qua lá là biện pháp bổ sung các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất vi lượng trong giai đoạn khủng khoảng chất dinh dưỡng của cây tại các thời điểm đẻ nhánh, làm đòng, trước trỗ và sau trỗ.

Phân bón Việt Gia Minh cho cây lúa

Giai đoạn Phân bón
Cây con (7-15 ngày sau xạ)

 

Ra rễ Amino Acid Dịch trùn quế Roots Bio
Đẻ nhánh, cứng cây (15-30 ngày sau xạ) Humic Amino Acid Dịch trùn quế Cứng cây Lùn cây ngắn lóng
Làm đòng (40-55 ngày sau xạ) Mập đòng kích trổ Kali sữa Kali đen
Trổ bông Vô gạo Ago Star
Ngậm sữa, cong trái me Siêu to hạt Vô gạo Ago Star

Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây sẽ hữu ích cho Quý bà con mình. Xin cảm ơn.

Cuộn lên trên cùng