Rau màu là nguồn cung không thể thiếu trong đời sống của con người từ xưa đến nay. Việc trồng rau để đạt năng suất cao luôn đòi hỏi hội tụ rất nhiều yếu tố, trong đó có kỹ thuật trồng và chăm sóc. Đặc biệt vào mùa mưa, hiện tượng ngập úng thường xuyên xảy ra do mưa bão là không thể tránh khỏi, chính vì vậy bà con cần phải có biện pháp hợp lý nhất để bảo vệ rau màu của mình.
Vậy chúng ta cần có những kỹ thuật nào để chăm sóc rau màu cũng như bảo vệ cây trồng phát triển ổn định trong những ngày mưa bão? Hãy cùng Việt Gia Minh tìm hiểu nhé!
Nội dung chính
Cần chú ý gì khi trồng rau mùa mưa?
Trồng rau vào mùa mưa trong điều kiện thời tiết không thuận lợi là lo lắng của nhà nông. Trước đây, trồng rau mùa mưa không có năng suất cao, tốn kém chi phí do bà con bởi kỹ thuật còn lạc hậu, chăm sóc rau không đúng cách dẫn đến hậu quả cây trồng phát triển không tốt.
Vào mùa mưa, độ ẩm tăng, nhiệt độ hạ là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh nảy nở như: Nấm, vi khuẩn, côn trùng…bắt đầu sinh sôi, có cơ hội chui lên khỏi mặt đất phá hoại cây trồng. Nhà nông thường rất hoang mang vì năng suất thấp, nhiều căn bệnh như chết cây, bệnh thối nhũn…xảy ra thường xuyên mang đến thiệt hại lớn.
Ngoài việc rau màu bị bệnh, trồng rau vào mùa mưa còn khiến cho cây dễ bị đổ ngã, bị dập nát nếu có những trận mưa to hay các trận bão. Hơn nữa, mùa mưa thường rau màu rất khó sản xuất, bị dập lá, năng suất thấp nên một số hộ dân rất e ngại trồng rau, dẫn đến giá thành rau cao, rau bị nâng giá còn đắt hơn các loại thực phẩm khác.
Nếu bà con được trang bị kỹ thuật trồng và chăm sóc rau mùa mưa một cách an toàn sẽ giúp tránh khỏi những căn bệnh nói trên, đồng thời bảo vệ rau màu một cách tươi tốt dù trải qua mưa to gió lớn, cây cho năng suất cao dù ở bất cứ điều kiện thời tiết nào. Người trồng rau cần phải tìm hiểu thông tin cần thiết, có kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc phù hợp.
Mùa mưa nên lựa chọn trồng rau màu nào?
Trồng rau ngót
Rau ngót là loại rau được lựa chọn phổ biến và hàng đầu cho việc trồng vào mùa mưa này. Đây là loại rau có khả năng thích nghi cực tốt với mọi điều kiện thời tiết, đặc biệt là mùa mưa và khu vực ẩm ướt. Đặc biệt chúng rất dễ trồng và không hề kén đất nên người trồng có thể cắm cành ngót ở bất cứ loại đất nào.
Rau ngót còn được biết đến là loại rau giàu chất dinh dưỡng, có tính mát, vị ngọt và chứa nhiều các loại vitamin như A, C, sắt…cùng nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người
Trồng rau muống
Rau muống cũng là loại rau nên trồng vào mùa mưa bởi chúng có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong các điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau. Hơn nữa, đây cũng là một trong các loại rau chịu ngập nước nên rất thích hợp trồng vào mùa mưa
Sử dụng rau muống thường xuyên cũng mang đến lợi ích tốt cho sức khỏe như ngăn ngừa tiểu đường, tăng hệ miễn dịch và điều trị thiếu máu.
Trồng các loại rau họ cải
Vào mùa mưa cường độ nắng thấp là giai đoạn thích hợp để trồng các loại rau họ cải như cải cúc, cải ngọt và cải xanh.
Đây là loại rau phát triển khá nhanh và không quá kén chọn đất do đó rất thích hợp trồng vào mùa mưa. Đặc biệt chúng còn là loại rau cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu bổ sung cho bữa ăn gia đình.
Các bệnh thường gặp khi trồng cây rau màu vào mùa mưa
Trong mùa mưa, ẩm độ bắt đầu tăng lên và nhiệt độ thì hạ xuống là điều kiện khí hậu thuận lợi cho những mầm bệnh tiềm ẩn trong đất nảy nở. Các bào tử nấm bắt đầu phát triển, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi, trứng sâu bệnh và côn trùng nở ra ở cuối mùa nắng bắt đầu có cơ hội chui lên khỏi mặt đất để phá hoại.
Một số bệnh trên cây rau thường gặp vào mùa mưa như: Bệnh chết cây con, bệnh lở cổ rễ, thối nhũn. Một số côn trùng và sâu hại trên cây rau vào mùa mưa như: Sâu khoang, sâu tơ, ốc sên, những con này ăn lá rất mạnh, nếu không trị kịp thời sẽ đem lại thiệt hại lớn.
Ngoài bị bệnh, vào mùa mưa cây còn dễ bị đổ ngã, bị dập nát sau những trận mưa bão, rễ cây cũng dễ bị ngập úng khi không thoát nước kịp khiến cây chết hoặc giảm sức sống ảnh hưởng lớn đến năng suất.
Kỹ thuật trồng rau màu vào mùa mưa
Lựa chọn và làm đất trồng cho rau màu
- Chọn vị trí trồng rau ở nơi cao, thoáng, thoát nước tốt để tránh ngập úng khi trời mưa to.
- Không làm đất quá nhuyễn, vì làm như vậy đất sẽ bị bết dính, nén chặt xuống khiến đất bị thiếu oxy, rễ cây không phát triển được làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và sự phát triển của cây.
- Áp dụng một số biện pháp làm giàn chống đối với các loại rau như cà chua, khổ qua, dưa leo,..
- Lên luống trồng cao để tránh ngập úng.
- Trong quá trình làm đất, cần kết hợp bón lót phân chuồng hoặc hữu cơ vi sinh. Bên cạnh đó nên bón vôi và phân lân để khử chua và giữ độ ẩm cho đất, chống xói mòn, rửa trôi vào mùa mưa.
Sử dụng màng phủ nông nghiệp hoặc rơm rạ phủ lên rau màu
Màng phủ nông nghiệp được sử dụng để phủ vào mặt đất giúp làm thay đổi nhiệt độ đất, ngăn ngừa sự phát triển của cỏ dại, hạn chế mất độ ẩm và nâng cao năng suất cũng như tốc độ tăng trưởng của cây trồng.
Nếu không có màng phủ thì có thể dùng rơm rạ để phủ lên luống cây. Hạt giống sau khi ươm xong, bạn lấy rơm rạ phủ lên bề mặt. Ngoài công dụng che chở cho cây, rơm rạ sau khoảng thời gian phân hủy sẽ trở thành phân hữu cơ có ích cho cây.
Làm hệ thống thoát nước và giàn che phủ cây rau màu
Đào rãnh để làm hệ thống thoát nước cho cây để giúp nước thoát kịp, tránh ngập úng cây. Bên cạnh đó nên lợp thêm một lớp che phủ để giảm mưa rơi xuống luống rau làm trôi hạt hoặc dập nát cây rau.
Kỹ thuật chăm sóc rau màu vào mùa mưa
Giống cây rau màu
- Không ưu tiên trồng các loại cây quá yếu để tránh bị dập nát khi trời mưa xuống.
- Chọn các loại rau có lá nhỏ, bộ tán lá gọn, nhanh thu hoạch vì mùa mưa thường ít ánh sáng, khả năng quang hợp kém.
Bón phân đủ liều lượng cho cây rau màu
Bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật. Ngoài ra trong mùa mưa, quá trình bón phân cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
– Bón nhiều phân hữu cơ (đã ủ hoai) để tạo độ tơi xốp và nên phủ bạt để hạn chế cỏ dại tránh bị rửa trôi dinh dưỡng.
– Trong quá trình bón phân xới nhẹ lớp đất mặt để cày vùi phân vào đất.
– Hạn chế bổ sung phân bón có hàm lượng đạm cao vì rau thừa đạm sẽ dễ gặp tình trạng đổ ngã và bị sâu bệnh tấn công.
– Nếu đất chua (thường có pH từ 3,5 – 6,5) có thể bón thêm vôi (thêm 5 – 10 kg vôi/sào).
Bà con có thể tham khảo sử dụng phân bón Trung lượng MAG GREEN của Việt Gia Minh để giúp cây rau màu:
- Tăng sinh chồi non, phát chồi, mập cây.
- Tăng diệp lục tố giúp xanh lá, dày lá.
- Tăng tổng hợp dinh dưỡng, tăng sinh khối.
- Chống vàng lá, xoăn lá, thun đọt non.
- Chống chịu tốt với kho hạn – nóng – lạnh.
Phòng trừ sâu bệnh hại cho vườn rau màu vào mùa mưa
Vào mùa mưa do nhiệt độ và ẩm độ tăng cao nên rất thuận lợi cho nhiều loại côn trùng, nấm bệnh phát triển gây hại trên nhiều loại rau màu mà đặc biệt là dưa chuột, cà chua, ớt và một số loại rau ăn lá. Bà con cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện và có biện pháp phòng trị kịp thời các đối tượng gây hại không để dịch bệnh lây lan. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, phun phòng hoặc phun trừ tập trung, đúng lúc. Chú ý thời gian cách ly theo quy định để tránh ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng.
Nên chọn giống kháng được những bệnh thường gặp trong mùa mưa như: héo dây, sương mai, thán thư, thối nhũn…
– Kết hợp sử dụng các chế phẩm sinh học như Trichoderma bằng cách ủ với phân hữu cơ để bón lót hoặc khi cây được 5 – 7 ngày tuổi thì có thể hòa với nước để tưới vào gốc cây rau.
– Sử dụng định kỳ các loại thuốc BVTV để phòng trị một số loại sâu bệnh thường gặp (chú ý nên sử dụng thuốc sinh học và phải đảm bảo được thời gian cách ly của thuốc để an toàn cho rau và người tiêu dùng).
– Thường xuyên thăm đồng và chủ động áp dụng các biện pháp phòng trừ kịp thời không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
– Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần chú ý chọn những loại thuốc đặc hiệu, áp dụng nguyên tắc 4 đúng khi phòng trừ.
– Cần chú ý thời gian cách ly khi bón phân hoặc phun thuốc trừ sâu trước khi thu hoạch theo quy định để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Kết luận
Bài viết Việt Gia Minh đã chia sẻ đến cho bà con một số biện pháp giúp chăm sóc rau màu trong những ngày mưa bão. Hy vọng với kỹ thuật trồng rau mùa mưa trên đây đã mang đến cho bà con giải pháp tốt, không còn lo lắng rau hư hại và năng suất thấp trong mùa mưa bão. Đảm bảo nguồn cung dồi dào, tiết kiệm chi phí tối ưu.