Bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu hay còn gọi là bệnh thối rễ, chết dây và là một căn bệnh khá phổ biến, phát triển mạnh trong mùa mưa. Ở Việt Nam thời tiết nhiệt đớt ẩm gió mùa, mưa nhiều nên tình hình sâu bệnh diễn ra phức tạp trên cây trồng. Đặc biệt với các cây trồng nhạy cảm như Hồ Tiêu dễ gây thiệt hại lớn về năng suất và cây trồng.
Đặc biệt với những loại cây trồng nhạy cảm như hồ tiêu dễ gây thiệt hại lớn về năng suất, chất lượng nông sản. Để khắc phục tình trạng trên, chúng ta cần có biện pháp phòng chống dịch bệnh tốt nhằm giảm thiểu thiệt hại cho con người.
Dưới đây là những nguyên nhân và biện pháp phòng trừ bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu.
Nguyên nhân gây bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu
– Nguyên nhân chính do nấm Phytophthora palmivora gây ra.
– Nấm Phytophthora palmivora là nấm thủy sinh nên chúng ưa thích và rất cần sự ẩm ướt để sinh sản, phát triển và gây hại. Bệnh phát triển, lây lan mạnh trong mùa mưa, nhiệt độ không khí thích hợp từ 15 đến 30ºC, đặc biệt vào thời gian mưa nhiều, mưa dầm, ẩm độ cao.
– Khi cây bị nhiễm bệnh ngoài Phytophthora còn có một số chủng nấm như Fusarium, Pythyum, Rhizoctoniasolanii,…và nhiều loại khuẩn có hại khác cùng đồng loạt gây hại cho cây.
– Nấm có thể xâm nhập vào hầu hết các bộ phận của cây hồ tiêu như lá, rễ, thân, cành… nhất là những bộ phận nằm trên mặt đất và gần mặt đất. Kinh nghiệm cho thấy bệnh xảy ra ở các vườn tiêu từ 3, 4 tuổi trở lên, nếu phát hiện 5-7% số cây trong vườn chết thì hầu hết cây trong vườn đều bị nhiễm nấm.
Triệu chứng bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu
– Bệnh có thể xâm nhập và gây hại ở tất cả các bộ phận của cây từ thân, lá, hoa, trái cho đến cổ rễ và rễ. Nhưng nguy hiểm nhất và cho cây tiêu bị chết hàng loạt là khi tấn công vào phần cổ rễ và rễ. Triệu chứng là cây tiêu đang tươi tốt thì đột ngột bị héo rũ, khô đen rất nhanh, hoặc xuất hiện một ít lá bị vàng úa, thân thối đen, sau đó các lá tiếp tục bị vàng hoặc thâm đen lây lan dần lên trên, cây tiêu héo rũ rất nhanh, có khi lá héo rũ trên cây đến sáng sớm có thể thấy cây tiêu tươi trở lại do ướt sương vào ban đêm. Sau đó các đốt thân cũng biến màu thâm đen và rụng.
– Hiện tượng rụng lá và đốt thường bắt đầu từ ngọn trở xuống. Bệnh xâm nhiễm vào cây tiêu bắt đầu ở vùng cổ rễ (ngang mặt đất) hoặc phần bên dưới mặt đất làm thối cổ rễ, sau đó phần hư thối này lan dần lên trên và cây tiêu biểu hiện các triệu chứng đã nêu, thân bắt đầu xì mủ, thâm đen các đốt. Bệnh chết nhanh tiến triển rất nhanh từ khi phát hiện thấy lá tiêu hơi rũ xuống cho đến khi lá rụng ào ạt có khi chỉ 2-7 ngày và đến khi tiêu chết hoàn toàn có thể trong vòng 1-2 tuần.
Do có nhiều chủng nấm, vi khuẩn cùng đồng loạt tấn công ,gây hại ở nhiều vị trí của bộ rễ, nấm có thể xâm nhập qua các phần thối của rễ tơ, các vết thương như vết nốt sần của tuyến trùng hay rệp sáp hoặc các vết thương cơ học khác. Mặt khác nấm bệnh có thể thẩm thấu xâm nhập vào các tế bào vỏ rễ của cây mặc dù cây không hề bị tổn thương hay vết thương hở. Điển hình là ở các vùng rễ tiếp giáp với mặt đất (vùng cổ rễ) để gây hại.
Các chủng nấm kết hợp với vi khuẩn có hại cùng đồng loạt tấn công nên bộ rễ của cây bị thối rữa rất nhanh trong vòng 5 đến 7 ngày, có phần rễ đang tươi trắng cũng phân rã ra và có mùi hôi tanh. Lúc này các bó mạch của cây đều hoàn toàn bị tắc nghẽn. Khi mổ một đoạn thân cây ta quan sát thấy các bó mạch dẫn của cây bị thâm đen, phần khác ngả sang màu vàng nhạt, hơi đục, lúc này cây hoàn toàn bị suy kiệt về dinh dưỡng và nước nên toàn bộ phần lá, cành, quả héo rũ rất nhanh.
Cây bị bệnh có thể lây lan từ cây này qua cây khác bằng nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể lây lan qua nguồn nước ngầm dưới mặt đất hoặc các tác nhân cơ học như sự dịch chuyển của động vật (chó, gà…) lây lan qua di chuyển của con người và các vật dụng dùng chung.
Đặc biệt cây lây lan ngầm qua sự tiếp giáp của hai lớp rễ giữa cây bị bệnh và cây không bị bệnh, mặt khác khi cây trưởng thành thường bộ rễ ăn rất xa, có thể rễ của cây bị bệnh lại nằm ngay trong gốc của cây khác và ngược lại, chúng ta thường biết khi cây bị chết nhanh thì toàn bộ bộ rễ của cây đều bị thối nhũn, nguyên nhân gây bệnh cũng từ đây. Do vậy ta cần đào rãnh sâu để cách ly khu vực bệnh, nên đào sâu để cho các mạch rễ đứt và không có sự tiếp giáp với nhau. Qua đó ta phân lô, khoanh vùng để có hướng điều trị phù hợp cho tùng khu vực bệnh.
Biện pháp phòng và trị bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu
Để phòng trị bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu, bà con cần chú ý các biện pháp sau:
- Trồng cây hồ tiêu với mật độ vừa phải, tỉa sát mặt đất (20-30cm).
- Trồng xen hồ tiêu với cây cà phê, dừa… giúp giảm bệnh chết nhanh theo kinh nghiệm của Ấn Độ và Philippin.
- Sử dụng cây giống sạch bệnh: Để đảm bảo cây giống không bị bệnh chết nhanh, không sử dụng cây giống từ vườn đã bị bệnh. Đồng thời, xử lý đất trong bầu bằng nhiệt độ hoặc formol để loại bỏ tuyến trùng và mầm bệnh.
- Giống kháng bệnh: Các giống tiêu khác nhau có đặc điểm kháng bệnh riêng, khả năng chống chịu bệnh chết nhanh khác nhau.
- Thoát nước: Để ngăn chặn bệnh chết nhanh, hạ mực nước ngầm sâu và tránh đọng nước. Mỗi hai hàng tiêu, hãy tạo một mương thoát nước, giúp hạn chế tuyến trùng và sự lây lan bệnh qua nước.
- Bón phân hợp lý: Bón phân đầy đủ và cân đối giúp cây tiêu chống chịu bệnh tốt hơn, đồng thời cần bổ sung magie và vôi. Phân hữu cơ đã phân hủy cũng có lợi cho cây tiêu vì ngoài việc cung cấp vi lượng, chúng còn chứa vi sinh vật chống lại mầm bệnh và tuyến trùng.
- Vệ sinh đồng ruộng: Thực hiện việc thu gom và tiêu hủy lá, cành, rễ cây bệnh trong vườn một cách thường xuyên. Không nên trồng lại cây tiêu trong vườn bị bệnh ngay lập tức, cần xử lý mầm bệnh và đợi ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm trước khi trồng lại.
- Trong mùa mưa, bệnh có thể lây lan nhanh chóng qua đường nước và không khí. Cần cách ly và xử lý cây bị bệnh để ngăn chặn sự lây lan sang cây khác trong vườn
Ta chỉ có thể phòng ngừa sự lây lan một cách tối đa và trị cho những cây chớm bị nhiễm bệnh. Để ngăn chặn ổ bệnh, khống chế dịch bệnh lây lan qua những cây khác việc đào rãnh khoanh vùng như trên là công việc cấp thiết, mặt khác các cây đã bị chết là ổ bệnh nên chúng ta cũng phải dùng thuốc để tiêu diệt và có hướng xử lý trồng mới.
Khi cây chớm bị nhiễm bệnh,theo như trên triệu chứng gây hại các bó mạch của cây dần bị tắc nghẽn nên ta phải làm thông được mạch dẫn, song song kết hợp với thuốc trị nấm mang tính chất tiếp xúc và lưu dẫn tiêu diệt các loại nấm tấn công các tế bào của vỏ rễ, rễ tơ, đồng thời diệt vi khuẩn có hại thì mới có hiệu quả cao.
Sử dụng biện pháp hóa học trị bệnh chết nhanh trên cây tiêu
Vườn tiêu 2-3 năm tuổi nếu bị bệnh, có sử dụng Meta – M – CMP 35WP 2-3 lần/năm vào đầu, giữa hay cuối mùa mưa. Từ năm thứ 3 trở đi, có thể sử dụng các loại thuốc đặc hiệu. Trong trường hợp bệnh chết nhanh, xử lý luân phiên bằng thuốc chứa đồng định kỳ 1 tháng/lần.
Lưu ý: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có thể gây tiêu diệt vi sinh vật có lợi và gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đất, gây thoái hóa đất và ô nhiễm nguồn nước.
Thực hiện kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và áp dụng biện pháp xử lý thích hợp.
Đào bỏ và thu gom toàn bộ cây bị nhiễm bệnh nặng, sau đó đưa ra khỏi vườn để đốt hoặc tiêu hủy. Sau khi loại bỏ cây bệnh, sử dụng vôi bột với liều lượng 01kg/gốc để xử lý gốc trồng và cách ly, hạn chế sự lây lan của bệnh.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bà con chăm sóc cây tiêu đạt hiệu quả hơn.