Vườn sầu riêng sau một giai đoạn dài từ khi xử lý ra hoa đến nuôi trái và thu hoạch bị mất sức, suy kiệt và trở nên nhạy cảm. Giai đoạn này cây dễ bị sâu bệnh hại tấn công, nếu không có biện pháp kịp thời xử lý có thể gây chết cây.
Sầu riêng là một loại trái cây khá phổ biến với người dân Việt Nam, vừa mang lại giá trị kinh tế cao, lại được trồng rộng rãi ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, để cây vừa cho năng suất cao vừa phát triển ổn định thì không hề dễ. Trong đó, việc chăm sóc để cây phục hồi sau những mùa thu hoạch là cực kỳ quan trọng.
Vậy để phục hồi vườn sầu riêng đúng cách sau thu hoạch, Việt Gia Minh sẽ chia sẻ cho bà con nhà vườn những ‘bí kíp’ quan trọng để sầu riêng đạt được năng suất cao trong các mùa vụ tiếp theo.
Nội dung chính
- 1 Nguyên nhân cần phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch:
- 1.1 Sầu riêng sử dụng các chất kích thích ra hoa, chất chặn đọt quá liều:
- 1.2 Quá trình cây sầu riêng xiết nước kéo dài
- 1.3 Lượng trái trên cây sầu riêng quá nhiều.
- 1.4 Sâu bệnh hại làm hư lá cây sầu riêng.
- 1.5 pH đất thấp, đất bị nhiễm mặn phèn.
- 1.6 Cắt tỉa không đúng phương pháp
- 1.7 Đợi thu hoạch hết vườn mới bắt đầu phục hồi
- 2 Mục đích cần phục hồi cây sầu riêng sau khi thu hoạch
- 3 Kỹ thuật phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch
- 3.1 Tỉa cành, tỉa tán để phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch
- 3.2 Vệ sinh, rửa vườn để phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch
- 3.3 Cải tạo đất để phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch
- 3.4 Bón phân để phục hồi sầu riêng sau thu hoạch
- 3.5 Quản lý nước để phục hồi sầu riêng sau thu hoạch
- 3.6 Xử lý sâu bệnh để phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch
- 4 Kết luận:
Nguyên nhân cần phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch:
-
Sầu riêng sử dụng các chất kích thích ra hoa, chất chặn đọt quá liều:
Thời tiết thay đổi thất thường, khiến việc ra hoa tự nhiên của cây sầu riêng không đều, thường không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nên nhiều nhà vườn sử dụng nhiều phương pháp xử lý hoa để hoa nở đều và đạt hiệu quả cao
Nhưng khi nhà vườn sử dụng quá nhiều hoặc chưa đúng kỹ thuật, gặp thời tiết mưa nhiều làm tăng độ ẩm cao cũng tác động mạnh lẽ đến quá trình phục hồi và sức đề kháng của cây.
Khi can thiệp quá nhiều vào quá trình phát triển tự nhiên của cây sẽ làm lá cây già nhanh, ngăn chặn đọt phát triển, méo trái và thậm chí là gây rụng lá, cháy lá.
-
Quá trình cây sầu riêng xiết nước kéo dài
Nhà vườn thường cần phải xiết nước là cây sầu riêng cần tạo sốc khô hạn để có thể chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang sinh sản để sầu riêng nhú mắt cua. Khi quá trình siết nước diễn ra trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến cây bị thiếu nước cần cung cấp độ ẩm cho các quá trình sinh trưởng và phát triển của sầu riêng.
-
Lượng trái trên cây sầu riêng quá nhiều.
Sầu riêng được xem là trái cây có giá thành cao và rất được ưa chuộng nên nhà vườn thường để cây mang quả quá nhiều để tăng năng suất của mùa vụ.
Trong quá trình nuôi trái, cây thường tập trung lấy dinh dưỡng tích tụ từ lá, thân và cành để giúp cây nuôi trái và tạo cơm.
Một cây sầu riêng trưởng thành chỉ có thể mang từ 80-100 trái và thường cũng cần căn cứ vào sức khỏe của cây. Nên khi để trái quá nhiều sẽ làm cây dễ bị suy kiệt nhanh chóng sau mỗi mùa vụ thu hoạch.
-
Sâu bệnh hại làm hư lá cây sầu riêng.
Lá cây là nơi hấp thụ dinh dưỡng cho quá trình nuôi trái, phát triển cho cây, là nơi quang hợp và tạo ra năng lượng, phát triển cho cây sầu riêng.
Khi sâu bệnh làm hại lá cây, khiến quá trình trao đổi chất của sầu riêng giảm, cây không đủ dinh dưỡng để nuôi trái và trái cũng sẽ bị rụng.
-
pH đất thấp, đất bị nhiễm mặn phèn.
Cây sầu riêng sau khi thu hoạch khá nhạy cảm, chính vì vậy khi đất bị nhiễm phèn sẽ làm sầu riêng gặp những vấn đề như: rễ cây khó phát triển, không thể hấp thu dinh dưỡng, cháy lá, vàng lá, khó đi đọt, làm bông sẽ kém chất lượng và ảnh hưởng đến năng suất chất lượng trái.
-
Cắt tỉa không đúng phương pháp
Việc cắt tỉa cành không đúng phương pháp cũng làm thất thoát lượng đáng kể chất dinh dưỡng cây hút từ đất và tạo ra từ quang hợp. Những chất này mất đi do việc nuôi những cành vượt hay còn gọi cành xương cá, vốn to và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn cành mang quả. Nhưng hiệu quả về mặt năng suất thì lại rất kém. Ngoài ra, những cành sâu bệnh tấn công nặng, cành tong teo ốm yếu cũng cần được cắt tỉa..
-
Đợi thu hoạch hết vườn mới bắt đầu phục hồi
Hiện nay, đa số người dân có khuynh hướng chia làm nhiều đợt để thu hoạch. Ngoài yếu tố các hộ thường trồng nhiều loại sầu riêng trên một vườn và cây chia ra làm nhiều đợt thu hoạch thì việc thiếu lực lượng lao động cũng ảnh hưởng đến thời gian thu hoạch. Mà nhiều bà con mình thường đợi khi thu hoạch xong hết thì mới cải tạo luôn cho cả vườn.
Điều này thật sự không tốt cho những cây thu hoạch trước, vì sau thu cây thường rất yếu, dễ rụng lá và sâu bệnh hại tấn công; làm chậm quá trình phục hồi và tệ hơn là cây không duy trì được sự sống. Vậy nên cứ sau khi thu hoạch thì cây cần được tiến hành xử lý ngay.
Mục đích cần phục hồi cây sầu riêng sau khi thu hoạch
Mục đích chính là phục hồi lại sức khỏe vườn và kích thích cho cây sầu riêng ra đọt để nuôi hoa, tạo trái trong mùa vụ tiếp theo.
- Hạn chế tình trạng suy kiệt cây: nếu cây bị suy kiệt nặng thì có thể “thất thu” trong vụ sau hoặc cây bị suy thoái và chết.
- Tạo 2-3 cơi đọt, cành lá xum xuê để đủ năng lượng cho mùa trái tiếp theo.
Kỹ thuật phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch
Tỉa cành, tỉa tán để phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch
Sau khi thu hoạch, để giúp cây phục hồi nhanh chóng, thì việc cắt cành là vô cùng cần thiết. Mục đích của việc này nhằm giúp cây dưỡng sức và kích thích cây ra đọt tập trung, tạo độ thông thoáng cho cây, loại bỏ các cành không còn giá trị với cây, giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi các cành thiết yếu..
Nhà vườn nên cắt tỉa, rửa cành tán, cải tạo đất trong 7-10 ngày, sau đó bà con bắt đầu bón phân.
Việc tỉa cành còn kết hợp với việc sửa tán giúp hoa được thụ phấn được dễ dàng; ánh sáng có thể xuyên qua cây, giảm ẩm độ, hạn chế khả năng phát triển nấm bệnh
Sau khi thu hoạch, cây trồng không thể hấp thu dinh dưỡng ngay lập tức. Vì vậy bón phân ngay sau khi thu hoạch có thể gây ngộ độc hoặc thất thoát phân bón. Nhà vườn nên cắt tỉa, rửa cành tán, cải tạo đất trong 7-10 ngày, sau đó bà con bắt đầu bón phân.
Tỉa cành, nhằm kích thích cho cây sầu riêng ra đọt tập trung, giúp cho cây phục hồi khả năng sinh trưởng và sinh sản ở vụ tiếp theo.
Việc tỉa cành còn kết hợp với việc sửa tán giúp hoa được thụ phấn được dễ dàng; ánh sáng có thể xuyên qua cây, giảm ẩm độ, hạn chế khả năng phát triển nấm bệnh.
Nguyên tắc tỉa bỏ cành:
- Cành sâu, bệnh
- Cành khô, ốm yếu, khả năng cho quả kém
- Cành trong tán, cành vượt che khuất ánh sáng
- Những cành mọc cách mặt đất 0.5-1 m cũng cần được tỉa bỏ để hạn chế bệnh nứt thân xì mủ.
- Cành có tàn dư cuống trái, cành giao tán
Vệ sinh, rửa vườn để phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch
Sau khi thu hoạch và cắt tỉa cành, cây sầu riêng thường xuất hiện những vết thương hở, tạo điều kiện cho nấm bệnh và vi khuẩn xâm nhập. Để bảo vệ vườn cây khỏe mạnh, nhà vườn nên thực hiện các biện pháp phòng trừ nấm bệnh sau:
Đối với vườn cây có tỷ lệ nấm bệnh thấp: Phun tinh vôi nồng độ thấp lên toàn bộ tán lá và thân cây, đảm bảo vôi bám đều trên bề mặt cây. Kết hợp tưới đẫm gốc để tăng cường hiệu quả.
Đối với vườn cây có tỷ lệ nấm bệnh cao (nấm hồng, đốm rong,…): Phun thuốc rửa vườn sầu riêng sau thu hoạch để trừ nấm đặc trị (ví dụ như gốc đồng, mancozeb) lên toàn bộ thân, cành, lá và gốc cây. Có thể phun lại sau 5-7 ngày nếu bệnh vẫn tiếp tục phát triển.
Bên cạnh đó, bà con cần thường xuyên dọn sạch cỏ dại trong vườn, vì đây là nơi trú ngụ của nhiều loại sâu bệnh hại. Việc vệ sinh vườn cây sạch sẽ sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh và bảo vệ năng suất cây trồng.
Sau khi thu hoạch bà con cần tiến hành dọn vệ sinh để hạn chế đến mức tối thiểu các mầm bệnh có thể tồn dư. Bà con sử dụng vôi bột hòa với nước để quét xung quanh thân chính của cây sầu riêng để phòng trừ sâu bệnh hại. Đây là phương pháp có thể áp dụng đối với nhiều loại cây.
Cải tạo đất để phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch
Thời điểm một tháng trước khi thu hoạch đất hấp thụ rất nhiều phân bón vô cơ, đặc biệt là dòng NPK và siết nước cuối giai đoạn thu quả. Vì vậy đất vườn sầu riêng dễ nhiễm độc và nhiễm phèn, độ pH thấp. Nhiều độc tố tích tụ trên bề mặt đất trong mùa nắng, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây. Vì vậy cần cải tạo đất để tăng độ tơi xốp và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Để cải tạo đất nhà vườn cần thực hiện một số phương pháp sau:
- Xới nhẹ một lớp đất mỏng
- Sử dụng vôi hoặc sản phẩm pH đất để cải tạo, cân bằng pH trong đất.
– Kết hợp các sản phẩm diệt trừ nấm đất phổ rộng, đặc biệt là nấm Fusarium, Phytophthora nhằm ngăn chặn sự tấn công của các đối tượng gây hại trong giai đoạn mẫn cảm này của cây trồng.
Bón phân để phục hồi sầu riêng sau thu hoạch
Sau khi thu hoạch, cây sầu riêng bị mất rất nhiều chất dinh dưỡng và cây bị suy nhược nghiệm trọng. Để phục hồi nhanh, yếu tố dinh dưỡng gần như là quan trọng nhất. Phân bón không chỉ giúp phục hồi cây mà còn là yếu tố quyết định đến năng suất vụ tiếp theo. Dinh dưỡng cần được cân bằng giữa hóa học và hữu cơ.
Phân hữu cơ giúp cải tạo đất tơi xốp, thông thoáng, tăng số lượng vi sinh vật có và hấp thu phân bón hóa học tốt hơn.
Khoảng 7-10 ngày trước khi thu hoạch lần cuối cùng, bà con nên bón phân Vigami Boson. Điều này giúp cải tạo đất, cung cấp mùn và tạo điều kiện cho vi sinh vật đất phát triển, đồng thời phòng chống, nhiễm độc phèn, giải độc hữu cơ.
Sau khi thu hoạch 7-10 ngày, cây có một khoảng thời gian nghỉ ngơi. Đây là lúc thích hợp để bón phân vô cơ chứa đạm, lân, kali và các nguyên tố vi lượng cho cây. Tùy theo nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn phát triển mà lựa chọn loại và liều lượng phân bón cho phù hợp.
Sau khi phun thuốc bệnh từ 7 – 10 ngày, tiến hành bón phân Vigami Boson, kích thích cây ra rễ mạnh, cung cấp đạm hữu cơ, giúp phục hồi nhanh sau thu hoạch.
Việc bón phân hữu cơ Vigami Boson:
- Phòng chống, nhiễm độc phèn, giải độc hữu cơ.
- Giúp bộ rễ phát triển mạnh, tái tạo hệ rễ mới cho cây trồng.
- Cây đâm chồi khỏe, kéo đọt nhanh, đẻ nhánh nhiều.
- Giúp cứng cây, chống đổ ngã
- Lớn trái, bóng da, màu sắc đẹp.
- Phục hồi cây suy và sau thu hoạch.
Quản lý nước để phục hồi sầu riêng sau thu hoạch
Cây sầu riêng sau khi thu hoạch sẽ cần một lượng nước đáng kể để giúp cây phục hồi sau thu hoạch. Việc cung cấp đủ nước sẽ giúp cây dễ hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, giúp cây phục hồi nhanh hơn và tạo cơi đọt mới
Cần cung cấp đủ nước để tạo điều kiện cho cây phát triển. Tưới 2-3 ngày/lần để giữ ẩm cho cây.
Trong mùa mưa, cần điều chỉnh giãn ngày tưới ra. Đối với vùng đất thấp, đất trũng, cần tạo điều kiện cho vườn thoát nước tốt, hạn chế ngập úng và nấm bệnh tấn công.
Đảm bảo việc tưới đủ nước trong mùa khô nhưng cũng tạo điều kiện cho đất thoáng khí, tránh úng nước gây thối rễ.
Xử lý sâu bệnh để phục hồi cây sầu riêng sau thu hoạch
Xử lý nấm bệnh trong đất:
Đất là nơi tập trung rất nhiều loại vi khuẩn nấm bệnh có nguy cơ tác động trực tiếp đến cây sầu riêng. Vì vậy, vườn sầu riêng sau khi thu hoạch là nơi ẩn chứa rất nhiều mầm nấm bệnh. Việc xử lý nấm bệnh là điều tất yếu để cho các loại nấm bệnh không thể phát triển, gây hại cho cây sầu riêng. Sau khi thu hoạch cây sầu riêng, các nhà làm vườn cần phải xử lý tuyệt đối, không nên bỏ qua, bởi nó tác động trực tiếp đến sức khỏe cũng như năng suất của cây trong những mùa vụ tới.
Xử lý nấm trên thân, cành lá:
Trên thân cành lá của cây cũng là nơi tiềm ẩn các loại nấm khuẩn gây bệnh. Bà con cần phải kết hợp phun xịt để rửa vườn, và đó cũng là cách để có thể xử lý được những mầm bệnh nằm trên thân cành lá.
Xử lý sâu bệnh gây hại:
Sau khi thu hoạch thì sầu riêng sẽ bắt đầu ra chồi, đọt non, đây chính là thời điểm cây sầu riêng dễ bị sâu bệnh tấn công nhất, dễ sinh trưởng nhất. Lúc này thì bà con có thể sử dụng các biện pháp khác nhau để xử lý, phòng trừ các loại sâu bệnh.
Kết luận:
Việc xử lý sau thu hoạch nhẹ nhàng hay khó khăn là phụ thuộc vào tình trạng cây, cách chăm sóc của bà con trước đó.
Trên đây là tất cả những chia sẻ về cách phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch. Mong rằng sau khi đọc thì bà con mình sẽ nhận ra những điểm sai trong việc phục hồi cây nhà mình và có những biện pháp giúp cây phục hồi tốt hơn. Chúc bà con thành công với cây sầu riêng trong thời gian sắp tới về năng suất lẫn giá thành.