Chăm sóc cơi đọt sầu riêng quan trọng như thế nào trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Giai đoạn hình thành và phát triển cơi đọt sầu riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định thành công của vụ mùa.
Đối với các hộ trồng sầu riêng, để cây sầu riêng cho năng suất cao, bà con thường chỉ chú trọng vào giai đoạn làm bông, làm trái cho cây. Riêng giai đoạn cơi đọt thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, đây là giai đoạn rất quan trọng bởi khi bộ lá khỏe thì cây nuôi trái cũng tốt hơn. Sau đây là 6 bước cơ bản ở giai đoạn cơi đọt cho cây sầu riêng mà bà con cần chú trọng để cây có được những cơi đọt tốt.
Vì vậy, bà con cần tập trung vào việc áp dụng các kỹ thuật chăm sóc hiệu quả để đảm bảo sức khỏe cho cây và chuẩn bị tốt cho mùa vụ sắp tới để đạt được năng suất cao. Vậy cơi đọt sầu riêng là gì? Chu trình phát triển của cơi đọt ra sao? Trong bài viết này, bà con hãy cùng Việt Gia Minh tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Nội dung chính
Cơi đọt sầu riêng là gì?
Cơi đọt sầu riêng là giai đoạn phát triển mới của cây sầu riêng. Bắt đầu từ lúc mọc mầm cho đến khi lá già và chuẩn bị ra cơi mới. Trong giai đoạn này, cây tập trung dinh dưỡng nuôi nhánh, cành và lá non để phát triển thành cây sầu riêng đầy đủ, có khả năng mang trái.
Chuẩn bị làm cơi đọt sầu riêng
- Kiểm tra và quan sát: Nhà vườn cần kiểm tra khoảng cách giữa đọt già và đọt non có cách xa quá không để xác định và tiến hành kích đọt đồng loạt. Trong quá trình kích đọt, nếu thấy cơi đọt không phát triển đồng đều thì tiến hành điều chỉnh lá lụa già để làm tăng tốc độ quá trình phát triển, kết hợp bón phân để chặn cơi đọt già và làm cho quá trình làm giá lá non diễn ra nhanh hơn.
- Tạo thêm cơi đọt: Nhà vườn có thể thực hiên trong giai đoạn già của cơi đọt sầu riêng. Với cây sầu riêng có tán lớn cần tiến hành rửa cây, loại bỏ rong rêu và sát khuẩn cho cây để giúp hạn chế nâm bệnh cho cây sau này khi ra hoa và đậu trái.
Tùy thuộc vào khí hậu, đặc điểm địa hình và cách chăm sóc, cây có thể ra đọt 2, 3 hoặc 4 lần mỗi năm. Trong quá trình cơi đọt, cơi đọt trước khi cây ra hoa là rất quan trọng. Cơi đọt này cần có kích thước lớn, mạnh mẽ để tích trữ dưỡng chất và thúc đẩy quá trình nuôi bông và đậu trái sau này.
Một cơi đọt đạt chất lượng có thể làm cho quá trình phân hóa hoa diễn ra chậm hơn. Mặc dù cây sẽ ra hoa ít hơn so với cây có ít lá, nhưng tỷ lệ đậu trái sẽ cao hơn.
Thời gian một cơi đọt sầu riêng bao nhiêu ngày?
Một cây sầu riêng tạo nên cơi đọt thường kéo dài từ 2 – 3 tháng tùy theo độ tuổi, sức khỏe, điều kiện khí hậu, kỹ thuật chăm sóc và giống cây sầu riêng.
Một cây sầu riêng trung bình một năm sẽ có 4 – 6 lần đi đọt.
- Sức khỏe và độ tuổi: Cây càng già, cơi đọt phát triển càng chậm. Cây khỏe mạnh, dinh dưỡng đầy đủ cơi đọt sẽ phát triển nhanh hơn.
- Điều kiện khí hậu: Ở vùng khí hậu ấm áp, cơi đọt phát triển nhanh hơn so với vùng khí hậu mát mẻ (Khí hậu lạnh)
- Kỹ thuật chăm sóc: Tưới nước, bón phân, tỉa cành hợp lý giúp cơi đọt sầu riêng phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn.
Quá trình hình thành và phát triển cơi đọt sầu riêng
Giai đoạn nhú cơi ( khoảng 10 – 15 ngày)
Đây là thời điểm cây mới hình thành cơi đọt, vẫn còn yếu nên hoàn toàn phụ thuộc vào cây mẹ để có dưỡng chất nuôi bản thân.
Sau khi cắt cành tạo tán, phòng trừ sâu bệnh, bà con mong đợi kết quả ở giai đoạn nhú cơi. Giai đoạn này bà con cần chú ý sâu bệnh tấn công, cơi đọt sầu riêng nhú không đều hoặc thiếu dinh dưỡng. Vì vậy bà con cần làm các việc sau:
– Quản lý sâu bệnh: Khi cơi vừa nhú, rầy xanh và nhện đỏ thường gây hại, nên sử dụng thuốc phòng trừ để phun trước. Đối với các loại sâu khác như sâu vẽ bùa, bọ trĩ, sâu ăn lá, rệp, nên tác động trước bằng cách phun thuốc để ngăn ngừa và điều trị bệnh.
– Kích cơi đồng loạt: Bà con có thể dùng chất điều hòa sinh trưởng để kích thích cơi đọt sầu riêng ra đồng loạt, mỗi cơi bà con chỉ nên dùng 1 lần, không nên lạm dụng.
– Dinh dưỡng: Khi lá đầu phát triển, có thể tiếp xúc được với phân bón lá và khi cơi đọt sầu riêng mới vừa nhú, bà con nên bổ sung kịp thời, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết để điều chỉnh lượng dinh dưỡng cho phù hợp.
Giai đoạn mở lá ( khoảng 30 – 35 ngày)
Ở giai đoạn này vẫn nhận trực tiếp dinh dưỡng từ cây mẹ, từ rễ đưa lên, vẫn không có khả năng ra hoa.
Sau khi lá mở hoàn toàn, chu kỳ dinh dưỡng tiếp theo sẽ tập trung chủ yếu vào cung cấp nguồn dự trữ cho cây và hỗ trợ sự phát triển của cơi đọt kế tiếp. Bà con có thể đánh giá tình trạng của cây dựa trên màu sắc, độ dày của lá, biểu hiện độ mập hay ốm của cành, và tình trạng của bộ rễ. Nếu cành yếu thì cần cung cấp nhiều dinh dưỡng, hoặc nếu cung cấp ít dinh dưỡng thì bà con nên chia ra từng đợt nhỏ.
Đáng lưu ý rằng thời điểm này sẽ là lúc nhện đỏ, rầy xanh và rệp sáp có thể dễ dàng tấn công. Bà con cần kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện và phòng trị kịp thời.
Giai đoạn chuyển lụa (tự quang hợp) (Khoảng 1 – 1,5 tháng)
Giai đoạn này lá mở rõ, màu xanh đậm và phát triển nhanh hơn. Lúc này lá có thể tự quang hợp, tự tổng hợp carboHydrate cung cấp ngược dinh dưỡng cho cây trồng.
Sau khi giai đoạn sinh trưởng đã thành thục, tiến hành tác động để chuyển giai đoạn cho cây. Nếu ở giai đoạn này không xử lý thì cây tiếp tục đi thêm cơi đọt mới, lại lặp lại chu trình phát triển của 1 cơi đọt. Cây sẽ không ra hoa đậu trái.
Vậy trước khi cây ra hoa phải làm già đọt bởi vì lúc này cây đã có khả năng tự quang hợp, tự tổng hợp dinh dưỡng, cây đủ lực đủ sức để chuyển từ giai đoạn sinh thực qua giai đoạn sinh sản.
Đây là giai đoạn bà con cần tạo tiền đề để cơi đọt sầu riêng sau phát triển đồng loạt hơn. Bà con có thể bón lá bằng VIGAMI® COMBI SIÊU PHÓNG ĐỌT giúp dày lá, xanh lá, bóng lá, cây khỏe, sinh trưởng mạnh.Tăng hàm lượng tinh bột, giúp tăng cường khả năng chống chịu của cây trồng trước thời tiết bất lợi.
Quản lý cơi đọt sầu riêng
Có 2 phương pháp chủ yếu được áp dụng để dưỡng cơi đọt sầu riêng, bao gồm:
Dưỡng cơi đọt sầu riêng theo phương pháp tác động thuận
Phương pháp tác động thuận trong dưỡng cơi đọt sầu riêng chủ yếu tập trung vào việc cung cấp dinh dưỡng và điều kiện môi trường thuận lợi để cơi đọt được phát triển tự nhiên. Phương pháp này phù hợp với những cây khỏe mạnh, ít sâu bệnh và điều kiện khí hậu thuận lợi.
Dưỡng cơi đọt sầu riêng theo phương pháp tác động nghịch
Phương pháp tác động nghịch trong dưỡng cơi đọt sầu riêng là sử dụng các kỹ thuật để can thiệp vào quá trình sinh trưởng tự nhiên của cây. Nhằm kích thích cho ra hoa, đậu trái sớm và nâng cao năng suất. Phương pháp này thường áp dụng những cây yếu, khí hậu không thuận lợi hoặc muốn tăng nhanh năng suất.
Cách dưỡng cơi đọt sầu riêng
Dưỡng cơi đọt sầu riêng là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển cây sầu riêng. Cơi đọt khỏe mạnh giúp cây ra hoa đậu trái nhiều, trái to, đẹp, múi dày, cơm vàng và có vị ngọt. Dưới đây là một số cách dưỡng cơi đọt hiệu quả:
- Tưới nước đầy đủ: đảm bảo cây được cung cấp đủ nước để duy trì độ ẩm cho đất. Tránh tưới quá nhiều để tránh cây gặp tình trạng ngập úng.
- Cung cấp ánh sáng tốt: Đảm bảo cây được hưởng ánh sáng mặt trời vừa đủ để cây quang hợp và phát triển.
- Bón phân hợp lý: sử dụng phân bón hữu cơ như phân rơm, phân chuồng để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Duy trì lớp phủ phân để giữ độ ẩm và bảo vệ đất.
- Kiểm soát sâu bệnh: Kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bệnh. Cắt tỉa cành, nhánh bị sâu bệnh tránh lan sang cành, nhánh khác.
Kết luận
Quá trình phát triển của đọt sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất mùa. Hiểu rõ về thời gian hình thành và phát triển, cùng với các biện pháp quản lý đọt, sẽ giúp bà con lựa chọn phương án hiệu quả nhất tùy theo tình hình thực tế.
Như vậy, trong bài viết này chúng tôi đã mang đến cho bà con những thông tin về cơi đọt sầu riêng là gì? và quá trình phát triển của cơi đọt ra sao. Hy vọng từ những chia sẻ trên, bà con có thể nắm rõ và áp dụng tốt vào thực cho vườn nhà mình. Chúc bà con thành công!